Huyết áp là áp lực của máu lên thành các động mạch trên cơ thể, góp phần giúp đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn và tới nuôi các cơ quan. Huyết áp được tạo ra do nhiều yếu tố tác động. Trong đó yếu tố xác định chính là sức co bóp của cơ tim và sức cản thành mạch. Bài viết này Ngày Đầu Tiên sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về mức huyết áp để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Bài liên quan
Bài liên quan
Bài liên quan
Bài liên quan
Bài liên quan
Bài liên quan
Bài liên quan
Bài liên quan

1. Huyết áp bao nhiêu mới bình thường?
Đơn vị để đo huyết áp là mmHg. Huyết áp gồm hai thông số chính là huyết áp tâm thu và tâm trương.
Theo Chương trình Giáo dục Quốc gia tăng huyết áp và các hướng dẫn của Hoa Kỳ (JNC 7):
2. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp được chia thành yếu tố bên trong và bên ngoài:
Yếu tố bên trong
- Nhịp tim và lực co tim: Sức co bóp của tim ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì áp lực của máu lên thành động mạnh càng lớn. Khi tim đập nhanh do vận động mạnh hoặc cảm xúc hồi hộp, hưng phấn sẽ làm huyết áp tăng cao hơn bình thường.
- Sức cản của mạch máu: Thành mạch đàn hồi kém sẽ khiến máu khó khăn trong việc di chuyển. Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ cao làm huyết áp tăng cao. Tình trạng xơ vữa động mạch gây ra bệnh cao huyết áp thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi. Sức cản mạch máu ảnh hưởng huyết áp tâm trương nhiều hơn huyết áp tâm thu.
- Khối lượng máu: Khi mất máu, khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm. Việc ăn mặn thường xuyên làm áp suất thẩm thấu tăng, tăng thể tích máu gây bệnh cao huyết áp.
- Độ quánh máu: Máu càng đặc thì huyết áp càng tăng.
Hoạt động của hệ thần kinh- thể dịch trong cơ thể: Những hệ cơ quan này có tác dụng điều hòa huyết áp của cơ thể. (2)
Yếu tố bên ngoài
>>> 7 Sai Lầm Thường Mắc Phải Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp
>>> Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp (Phần 1)
3. Cách ổn định huyết áp
Hiện nay các thuốc điều trị huyết áp rất đa dạng và có độ tối ưu rất cao. Thuốc được cá thể hóa để phù hợp với từng bệnh nhân. Tùy theo tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. (2)
Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp không dùng thuốc như:
- Giảm cân
- Tập thể dục thường xuyên
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (Giảm muối, đường…)
- Hạn chế rượu bia.
- Tránh xa thuốc lá
- Giảm căng thẳng (2)
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện tại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyết áp và bệnh Tăng huyết áp. Bạn hãy nắm rõ các yếu tố tác động lên huyết áp để có thể kiểm soát huyết áp tốt hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- WedMD, “Diastole vs. Systole: Know Your Blood Pressure Numbers”
- Healthline, “Blood Pressure Readings Explained”
Nguồn bài viết: https://ngaydautien.vn/tang-huyet-ap/7704-huyet-ap-bao-nhieu-la-binh-thuong